Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trướ...

Nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, chúng tôi đã thành lập một bộ phận chuyên trách ...

Vận tải đường bộ là phần không thể tách rời khỏi dây chuyền cung ứng dịch vụ giao nhận kho...

Công ty TNHH tiếp vận Liên Minh (Union logistics co.,ltd) nhận làm bộ chứng từ, khai ...

Với hệ thống kho bãi rộng gần 1,000 m2 ở cảng Hải Phòng, UNION LOGISTICS sẵn sàng đ...

Bản In

Chiến lược nào cho nghành logistics Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số bài học quý báu cho Việt nam trong việc ứng dụng và phát triển ngành Logistics trong tương lai gần. Để làm được việc này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các cơ quan, tổ chức chuyên ngành, các hiệp hội vận tảI ở Việt nam cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các địa phương.
Thứ nhất: Xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, hệ thống cầu cảng, bến bãi nói riêng cho cả ngành hàng không và hàng hải và đường săt.
Sự thay đổi tư tưởng của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế thể hiện bằng chính sách “Đổi Mới” đã tạo một bước ngoặt lịch sử, có thể nói là một bước nhảy tiến bộ đối với nền kinh tế Việt nam sau 20 năm từ 1986 đến nay. Tuy nhiên phải nhìn nhận thẳng thắn rằng cơ sở hạ tầng ở Việt nam vẫn còn chưa phát triển kịp cùng với sự phát triển của nền kinh tế nếu không muốn là lạc hậu. Việc phát triển tốt hệ thống giao thông sẽ tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển. Đó là sự kết nối hài hoà giữa vận tải bằng đường bộ-hàng không-đường sắt và đường biển. Việc hoàn tất dự án nâng cấp và xây mới nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất vào cuối năm nay 2007 sẽ tiên đoán một sự phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực vận tải hàng không. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẽ tăng mạnh, dự đoán có thể tăng gấp rưỡi trong năm 2008.
Cũng như việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, chính phủ nên xây dựng các cảng biển tầm cỡ quốc tế tại HảI Phòng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Việc này không khó, nếu Việt nam không đủ trình độ để xây dựng các cảng nước sâu và hiện đại thì ta có thể thực hiện theo cách liên doanh với công ty nước ngoài hoặc đấu thầu trực tiếp, mời gọi các nhà thầu nước ngoài. Một khi đã xây dựng được hệ thống cảng biển hiện đại thì rất có thể Việt nam sẽ là một trạm trung chuyến lớn (HUB) của thế giói.
Đối với ngành đường sắt ta cũng nên xoá bỏ thế độc quyền để tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng hơn. Việt Nam có hơn 1700 km chiều dài đường sắt, từ Lạng Sơn đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng có thể nói việc vận tải bằng đường sắt chưa mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Chừng nào ngành vận tải đường sắt còn độc quyền thì nó còn chậm phát triển. ở Việt nam, hiếm có doanh nghiệp Logistics nào có lĩnh vực kinh doanh là vận tải đường sắt.
Thứ hai: Xây dựng một trường đại học nếu có thể hoặc ít nhất xây dựng một khoa Logistics học trong trường Đại học Hàng Hải hoặc Đại học Kinh tế
Đây là một việc hết sức cần thiết tạo điều kiện nghiên cứu và phát triển ngành Logistics ở Việt nam đã đến lúc nó phải được nghiên cứu đúng mức so với tầm quan trọng của nó.
Thứ ba: Thành lập hiệp hội Logistics Việt nam.
Cách nay hàng chục năm Singapore đã xây dựng hệ thống cảng biển, công ty vận tảI biển, hãng hàng không, công ty Logistics thành một chuỗi dịch vụ thống nhất theo mô hình One-Stop Shop (chỉ dừng chân một lần là có thể mua được tất cả). Nước này cũng đã chuyển đổi Hiệp Hội Giao Nhận thành Hiệp Hội Logistics, điều này thể hiện sự phát triển vượt bậc của ngành Logistics Singapore. Đối với Việt nam, tới nay chúng ta mới chỉ có Hiệp Hội Đại Lý Và Môi Giới Hàng Hải Việt Nam và Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Bản thân tên của hiệp hội này cũng đã quá cũ. Để nâng cao nhận thức của các thành viên trong hội, thúc đẩy sự phát triển của ngành Logistics Việt nam và xây dựng những chiến lược tổng thể và dài hạn thiết nghĩ chúng ta nên thành lập hiệp hội Logistics Việt nam trên cơ sở kế thừa của những thành tựu đã đạt được. Tuy muộn nhưng chúng ta nên học tập theo kinh nghiệm của Singapore.
Thứ tư: Nên thành lập một tổng công ty về lĩnh vực Logistics ở Việt nam
Chúng ta đã có các tập đoàn lớn như Bưu Chính Viễn Thông, Dầu Khí, Hàng Không, Điện Lực v.v. Chính vì sự lớn mạnh của các tập đoàn này mà các tập đoàn nước ngoài có ít cơ hội thống trị các thị trường, các lĩnh vực quan trọng ở Việt nam. Vì vậy nếu ở Việt nam có một tập đoàn Logistics thì chắc chắn thị trường Logistics nội địa sẽ do các công ty Việt nam kiểm soát và các tập đoàn nước ngoài sẽ khó có cơ hội làm chủ thị trường Logistics Việt nam.
Việc thành lập tổng công ty Logistics Việt Nam có thể bằng cách sáp nhập những công ty giao nhận vận tải nhà nước lại với nhau hoặc thành lập dưới sự giám sát của bộ chủ quản sau đó cổ phần hoá. Muốn hy vọng các công ty Logistics Việt nam có thể vươn ra thị trường quốc tế thì điều kiện trước tiên là phảI vững mạnh ở thị trường sân nhà trước.
Suy cho cùng thì các nước trong khu vực Đông Nam A cũng có tình trạng tương tự như Việt nam là để các tập đoàn Logistics lớn trên thế giới chiếm phần lớn miếng bánh Logistics ngay trên sân nhà. Thậm chí ngay trên sân nhà như Việt nam thì các công ty Logistics trong nước cũng chỉ được một phần nhỏ của miếng bánh mà thôi.
Thứ năm: Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ cho cộng đồng Logistics Việt nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu..
Phải nói rằng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của Việt nam nói chung, ngành Logistics nói riêng còn nhiều bất cập. Các trang web của các cơ quan chuyên ngành Logistics chưa thực sự mạnh, chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, dữ liệu thông tin còn chưa phong phú, chưa đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhiều khi các trang web ở nước ngoài lại chứa đựng nhiều thông tin về Việt nam hơn hẳn những website trong nước. Đặc biệt các công ty trong nước thì chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về công ty mình, những dịch vụ mà mình có. Những tiện ích dành cho khách hàng như hệ thống (Track and Trace) tìm kiếm cơ sở dữ liệu của lô hàng hầu như không doanh nghiệp nào làm được.
PhảI xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu phảI mạnh để nó thật sự giúp ích là cầu nối giữa cộng đồng Logistics Việt nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.